Sự khác nhau giữa lễ dạm ngõ hay chạm ngõ và lễ ăn hỏi

Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một trong những phong tục quan trọng trong hôn nhân của người Việt.

Ngoài lễ rước dâu, thì lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi cũng là những nghi thức rất quan trọng trong đám cưới truyền thống của các cặp đôi. Trong khi lễ rước dâu đã quá quen thuộc thì có nhiều cặp đôi còn khá bối rối với lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi. Vậy sự khác nhau giữa hai nghi lễ dạm ngõ và ăn hỏi là gì? Cần chuẩn bị những gì cho cả hai nghi lễ?

Các bạn hãy cùng Ely Wedding tìm hiểu nhé.

Lễ dạm ngõ là gì? 

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.

Trong phong tục tổ chức lễ cưới của người Việt Nam, thì lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đầu tiên giữa gia đình cô dâu và gia đình chú rể, qua cuộc gặp mặt này thì đôi bên gia đình có thể tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, gia phong của nhau cũng như chính thức quan hệ hôn nhân cho con cái của họ.

Từ những câu chuyện cũng như sự tìm hiểu, thì hai gia đình sẽ quyết định tiến tới hôn nhân cho đôi uyên ương. Ngày nay, lễ dạm ngõ không còn quá cầu kỳ, mà được đơn giản hóa, những vẫn đầy đủ các lễ vật và thủ tục cần thiết.

Lễ vật dạm ngõ
Lễ vật dạm ngõ

Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị những gì? Có cần quá câu nệ và xa hoa không? Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn có câu “ Miếng trầu là đầu câu chuyện.” chính vì vậy lễ vật cần thiết và quan trọng nhất trong lễ dạm ngõ đó chính là trầu cau. Về bản chất thì lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt thân mật giữa đôi bên gia đình và sau đó bàn tính đến chuyện hôn nhân của đôi uyên ương.

Như vậy, lễ vật cần chuẩn bị sẽ không quá phức tạp khi mà nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu, tiếp theo là rượu, chè và thuốc được phủ vải đỏ, cuối cùng là một ít trái cây, bánh kẹo là đủ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tục lệ từng miền mà các lễ vật và thủ tục sẽ được thay đổi một chút sao cho phù hợp, nhưng tất cả các lễ vật được chọn phải có chất lượng tốt nhất, đẹp nhất để thể hiện sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái. 

Lễ dạm ngõ cần chuyển bị những gì chắc các bạn sẽ được hiểu rõ ở bài viết bên dưới. Tuy nhiên nếu bạn không muốn quá đau đầu trong việc này thì có thể tham khảo dịch vụ chụp ảnh cưới ở bên Ely Wedding nhé !

 
Lễ vật dạm ngõ không cần quá cầu kỳ và xa hoa
Lễ vật dạm ngõ không cần quá cầu kỳ và xa hoa

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì lễ dạm ngõ đã được giản tiện đi rất nhiều so với ngày xưa, tuy nhiên một số thủ tục và các lễ vật theo như văn hóa của ông cha ta vẫn được tổ chức và thực hiện, để hai bên gia đình có một lễ dạm ngõ diễn ra tốt đẹp nhất.

➡️Tham khảo: Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ

Những thành phần tham gia trong lễ dạm ngõ.

lễ dạm ngõ ? là cuộc gặp mặt thân thiết giữa hai bên gia đình nên những người thân của gia đình cô dâu, chú rể sẽ tham gia buổi lễ này. Những người tham dự sẽ là cô dâu, chú rể, bố mẹ, ông bà, anh em họ hàng hai bên. Về số lượng sẽ khoảng 5-7 người, tuy nhiên số lượng người tham dự buổi lễ dạm ngõ có thể điều chỉnh theo văn hóa của từng vùng miền nói chung và từng gia đình nói riêng.

Trong ngày diễn ra dạm ngõ, nhà trai cần thông báo chính xác giờ sẽ đến, để gia đình nhà trai có thể chủ động giờ đến cũng như nhà gái chủ động tiếp khách, tránh được những thiếu sót dẫn đến mất lòng hai bên gia đình.

Nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Trong lễ dạm ngõ, để tiếp đón nhà trai, nhà gái cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo và thật kỹ lưỡng để thể hiện sự quý trọng, hiếu khách để ghi ấn tượng tốt với nhà trai cũng như giúp cho con gái mình sẽ được hạnh phúc về sau.

Việc đầu tiên mà gia đình nhà gái cần làm đó chính là dọn dẹp cũng như trang trí, sắp xếp nhà cửa cho thật tươm tất và gọn gàng, trong đó bàn thờ gia tiên cần phải được lau chùi, quét tước sạch sẽ và được cắm hoa cùng mâm ngũ quả được bày lên đó.

Tiếp theo cần chuẩn bị nước uống như trà, nước lọc, bánh kẹo, hoa quả để có thể đón tiếp nhà trai cho thật chu đáo và hoàn hảo. Ngoài ra cần chuẩn bị những mâm cơm để mời gia đình nhà trai, tuy không cần mâm cao, cỗ đầy nhưng cũng cần phải tươm tất và đầy đặn để thể hiện sự khéo léo của cô dâu cũng như sự hiếu khách của gia đình nhà gái đối với gia đình nhà trai.

Trình tự tiến hành lễ dạm ngõ.

Theo như ngày giờ đã được xem xét kỹ lưỡng thì nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, thực hiện nghi thức của lễ chạm ngõ, để hai bên gia đình có thể trò chuyện, tìm hiểu cũng như quyết định tổ chức lễ thành hôn, se duyên cho cặp đôi uyên ương vào ngày đẹp nhất:

  • Sau khi hai bên gia đình đã gặp mặt và trò chuyện thì người đại diện gia đình nhà trai sẽ giới thiệu cũng như thưa chuyện với nhà gái về lý do buổi gặp mặt cũng như ngỏ ý đối với nhà gái.
  • Sau khi đại diện nhà trai giới thiệu thì đại diện nhà gái sẽ đứng lên có đôi lời cảm ơn và thay mặt gia đình cô dâu nhận lễ vật, sau đó trình mong muốn và ý kiến của mình với nhà trai.
  • Sau khi đã đồng ý cho đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau thì bố mẹ nhà gái sẽ đưa chú rể và cô dâu đến thắp hương bàn thờ tổ tiên để báo cáo về thành viên mới của gia đình.
  • Tiếp theo, cả hai gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc về ngày tổ chức lễ ăn hỏi cũng như lễ cưới, lễ vật cần đi kèm trong các buổi lễ.
  • Kết thúc buổi lễ dạm ngõ, nhà gái mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật để tạo thêm sự gắn bó giữa hai bên gia đình.
 
trình tự lễ dạm ngõ
Trình tự lễ dạm ngõ

Lễ ăn hỏi là gì? Cần chuẩn bị gì trước lễ ăn hỏi?

Theo truyền thống của người Việt Nam, thì lễ ăn hỏi hay là ngày mà nhà trai sẽ mang lễ vật qua nhà gái để được xin kết duyên vợ chồng. Sau khi lễ ăn hỏi được diễn ra thì đôi bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để thực hiện lễ thành hôn cho đôi uyên ương.

Hai bên gia đình cần bàn bạc để xác định số tráp được sử dụng trong lễ ăn hỏi. Số lượng tráp có thể là 5,7,9…tráp tùy thuộc vào sự thống nhất của hai gia đình. Các lễ vật cần chuẩn bị trong các tráp là:

  • Trầu cau luôn là lễ vật đầu tiên cũng như là quan trọng nhất, theo quan niệm của người ông bà ta từ xưa đến nay, trầu xanh là tượng trưng cho tình yêu mặn nồng, đó cũng chính là mong muốn cô dâu, chú rể mãi mãi hạnh phúc bền lâu bên nhau.
  • Tiếp theo là rượu và thuốc lá là những thứ không thể thiếu trong tráp lễ vật, nó thể hiện cho sự thành kính cũng như lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên của cô dâu, chú rể.
  • Tráp bánh phu thê cũng rất cần thiết, nó thường được gọi là cặp bánh âm dương thể hiện cho lòng thủy chung son sắt mà cô dâu, chú rể dành cho nhau.
  • Hoa quả tươi thể hiện tình yêu ngọt ngào, cũng như là lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể luôn luôn hạnh phúc cùng con cháu đầy đàn.
  • Ngoài ra, có thể có những lễ vật khác như trang sức, lợn quay,… những thứ này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình khác nhau.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi

Những thành phần tham gia lễ ăn hỏi.

Theo phong tục của người Việt Nam thì lễ ăn hỏi là nhà trai mang lễ vật qua nhà gái để hỏi cưới thì những thành phần tham dự buổi lễ này sẽ bao gồm ông bà, bố mẹ, anh em họ hàng, bạn bè của cô dâu và chú rể.

Ngoài ra, không thể thiếu các cặp nam thanh, nữ tú còn đang độc thân để bưng các tráp. Số lượng các bạn bưng tráp cho cô dâu, chú rể nên là số lẻ như 3,5,7,9,11. Cũng giống như lễ chạm ngõ thì lễ ăn hỏi nhà trai cần thông báo chính xác giờ sẽ đến, để nhà gái có thể chủ động tiếp khách, tránh được những thiếu sót dẫn đến mất lòng hai bên gia đình.

Trình tự tiến hành lễ ăn hỏi.

Theo như giờ đã được hai bên gia đình xem xét và quyết định, nhà trai sẽ khởi hành qua nhà gái để kịp giờ lành, thường thì sẽ sớm hơn 30 phút để có thể đảm bảo tất cả sẽ hoàn hảo mà không gặp bất kỳ sự rắc rối nào.

Khi đến giờ lành, thì đại diện gia đình nhà trai gồm các bậc cao niên, bố mẹ, chú rể cùng đội bê tráp nhà trai sẽ tiến vào nhà gái. Gia đình cô dâu cũng sẽ có các bậc đại diện ra tiếp đón nhà trai.Tiếp theo đội bê tráp nhà trai sẽ trao lễ vật cho đội bê tráp nhà gái, sau đó sẽ trao những bao lì xì đỏ tượng trưng cho sự trao duyên.

Sau màn trao lễ vật, thì đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai ngồi dùng nước và giới thiệu hai bên gia đình. Vị đại diện của bên nhà chú rể sẽ đứng lên trình bày lý do và hỏi cưới đối với nhà gái. Đại diện nhà gái sẽ nhận lễ và cảm ơn, sau đó những tráp lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị trước đó sẽ được mở ra trước sự chứng kiến quan viên hai họ.

➡️Tham khảo: Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi dành cho họ nhà trai và nhà gái

Lễ ăn hỏi

Sau khi hoàn tất các bước trên thì cô dâu được cha mẹ dẫn ra mắt hai bên gia đình, sau đó cùng nhau rót trà để mời đại diện đôi bên. Cô dâu, chú rể sẽ cùng dâng lễ và thắp hương trước bàn thờ tổ tiên để mong được chứng giám và phù hộ cho cuộc sống hôn nhân sau này sẽ luôn được hạnh phúc.

“Sau khi cả hai đã thắp hương xong thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện và bàn bạc để chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi uyên ương.”

Cuối cùng buổi lễ ăn hỏi thì nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai, các lễ vật đều được chia bằng tay và mâm lễ phải được để ngửa nắp. Nhà trai nhận lại và xin phép ra về, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật cùng với gia đình mình.

Và đừng quên rằng, lễ dạm ngõ đây là một buổi lễ quan trọng của cuộc đời, vì vậy không chỉ chụp ảnh cưới ?, mà các bạn hãy lưu tâm đến việc chụp ảnh lễ ăn hỏi để lưu giữ những khoảnh khác đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Tất cả thông tin trên đây mà Ely Wedding đưa ra sẽ giúp cho các bạn có nắm bắt rõ hơn về lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ, giúp cho hai bạn có thể có những chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho đám cưới sắp diễn ra của mình. Ely Wedding chúc đôi uyên ương sẽ có một đám cưới diễn ra thật suôn sẻ và tốt đẹp, thuận lòng đôi bên gia đình.

Xem thêm bài viết:

?Chụp ảnh cưới có đeo nhẫn không

?Kinh nghiệm chụp ảnh lễ ăn hỏi

Xin chào các bạn! Mình Là Trần Thị Phương Huyền, làm việc tại chụp ảnh cưới Ely Wedding. Mình là chuyên viên tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ cưới hỏi: thuê trang phục cưới hỏi, makeup cô dâu, chú rể…..tại Ely Wedding. Tất cả những nội dung được viết ra tại website ELY.COM.VN đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.
Website: https://ely.com.vn
facebook
zalo