Lễ nạp tài là gì? Tiền nạp tài và sính lễ cần gồm những gì?

Phong tục cưới hỏi của người Việt rất phong phú : lễ dạm ngõ, lễ nạp tài, lễ hỏi, lễ đón dâu, lễ cưới. Những tục lệ này đều rất quan trọng và mỗi cái đều có một ý nghĩa riêng của nó.

Hôm nay Chụp ảnh cưới Ely Wedding sẽ nói về phần lễ nạp tài trong đám cưới Việt. Nó có nghĩa là gì? Ý nghĩa ra sao và cách chuẩn bị thế nào? Mình sẽ chia sẻ cho các bạn trong bài viết này nhé!

➡️Có thể bạn quan tâm: 

I. Lễ nạp tài là gì và có ý nghĩa thế nào?

Lễ nạp tài là gì và có ý nghĩa thế nào?
Lễ nạp tài là gì và có ý nghĩa thế nào?

Từ xưa đến nay, trong phần hỏi cưới giữa nhà trai và nhà gái luôn có một lễ kèm theo là lễ nạp tài. Đây là một hình thức mà nhà trai sẽ chuẩn bị một phong bì Hỷ để trao cho nhà gái, là một khoản tiền mà nhà trai muốn đưa cho cô dâu để chuẩn bị váy cưới, đồ dùng cá nhân.

Tùy với mỗi vùng miền sẽ có tên gọi khác nhau : lễ nạp tài, lễ đen, lễ nát.. Ở miền Bắc tráp lễ này sẽ được gọi là “lễ đen”. Và tráp lễ tiền này sẽ có sự thống nhất giữa hai gia đình.

Tráp nạp tài này sẽ được nhà trai mang sang trao cho nhà gái vào hôm ăn hỏi, kèm với các mâm lễ khác. Số tiền của lễ nạp tài sẽ do nhà gái đưa ra dựa trên điều kiện gia đình của hai bên sao cho phù hợp.

Nhiều người quan niệm số tiền của tráp lễ này giống như khoản tiền ban đầu nhà trai hỗ trợ cho vợ chồng cô dâu chú rể, giúp họ có một khoản tiền ban đầu sau khi cưới để mọi việc may mắn và không quá khó khăn về kinh tế.

Vì vậy việc số tiền thách cưới của nhà gái cũng cần hợp lý, không nên quá đặt nặng việc này khiến cả hai bên cảm thấy không thoải mái. 

Số tiền của lễ nạp tài thường sẽ là tầm 2 – 10 triệu đồng, ở miền Bắc thì số tiền bắt buộc phải có số lẻ, còn ở miền Nam tiền nạp tài sẽ là số chắn. Tiền nạp tài sẽ được cho vào một phong bì dán chữ Hỷ, hoặc để trong một hộp lễ nhỏ màu đỏ có dán chữ Hỷ.

II. Tiền nạp tài và sính lễ gồm những gì?

1. Tiền nạp tài 

Tiền nạp tài 
Tiền nạp tài

Như đã nói ở trên, số tiền nạp tài ở mỗi gia đình và vùng miền sẽ khác nhau. Mình sẽ nói đến phong tục này ở miền Bắc nhé!

Số tiền sẽ phải là số lẻ ( ví dụ tiền nạp tài sẽ là 3.935.000đ). Và thường tráp lễ này sau khi nhà gái nhận sẽ được chuyển lên để trên bàn thờ của gia đình nhà gái. Sau khi tổ chức tiệc hỏi xong thì nhà gái sẽ bỏ xuống và trao cho cô dâu.

Có một số gia đình sẽ để toàn bộ số tiền trong một phong bì, hoặc là sẽ chia ra số phong bì tùy theo bát hương trên ban thờ của nhà gái.

2. Sính lễ cần chuẩn bị những gì?

Sính lễ cần chuẩn bị những gì?
Sính lễ cần chuẩn bị những gì?

Vì là được tổ chức cùng trong lễ ăn hỏi, nên lễ nạp tài được coi như một mâm lễ riêng trong số các mâm lễ được nhà trai mang sang nhà gái.

Những mâm lễ cần có trong một lễ ăn hỏi gồm :

– Trầu cau : Đây là mâm lễ không thể thiếu trong những mâm sính lễ, vì ý nghĩa “ miếng trầu là đầu câu chuyện’ nên trong buổi lễ nạp tài luôn phải có trầu cau. Bạn có thể dán chữ “ Hỷ” trên mỗi quả cau cho thêm phần đẹp mắt.

– Heo quay : Với ý nghĩa là phải có mâm lễ mặn trong sính lễ, để cuộc sống vợ chồng có sự mặn mà. Nên heo quay là sự lựa chọn của họ nhà trai. Một số nơi sẽ chọn mâm xôi gà thay cho heo quay. Điều này cũng không vấn đề gì.

Con heo được chọn là con heo sữa, được quay nguyên con ( để cả đầu và đuôi), không chặt. Dán giấy đỏ lên thân con heo.

– Bánh phu thê : Đây là mâm sính lễ phải có trong lễ hỏi. Đúng như tên gọi của nó, tượng trưng cho cặp đôi mới lên duyên vợ chồng. Nhiều nơi sẽ dùng bánh cốm để thay, hoặc người miền Nam lại thêm cả mâm bánh kem trong danh sách các mâm lễ.

– Rượu và trà : Những gói trà nhỏ sẽ được đóng vào các hộp trà đỏ có chữ “ Hỷ”. Rượu thì có thể là loại rượu Champage. Sở dĩ cần có mâm lễ này vì người xưa quan niệm mâm rượu sẽ khiến cuộc sống vợ chồng nồng nàn đắm say.

– Lễ đen : Chính là mâm lễ nạp tài. Với phong bì tiền dược dán chữ “hỷ”. Đựng trong một tráp lễ riêng.

➡️Xem thêm: Thủ tục lễ ăn hỏi và đón dâu : 5 lễ, 7 lễ, 9 lễ là như nào?

Lời kết: 

Trên đây là những mâm sính lễ cơ bản phải có trong một lễ ăn hỏi để nhà trai đến xin phép nhà gái được đón cô dâu. Tùy theo điều kiện gia đình mà có thể thêm những mâm lễ khác, nhưng vẫn bắt buộc là phải có các sính lễ trên.

Với mâm lễ nạp tài, sẽ là do mẹ chú rể cầm và trao tận tay cho mẹ cô dâu. Và sẽ được mẹ cô dâu mang lên ban thờ để ở đó. Hi vọng với bài viết này, các bạn trẻ sẽ hiểu được về phong tục lễ nạp tài của Việt Nam, và ý nghĩa cũng như sự quan trọng của nó. 

Nếu bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới, thuê trang phục cưới hỏi….hãy đến với Ely Wedding để được tư vấn hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Trân trọng!

Xin chào các bạn! Mình Là Trần Thị Phương Huyền, làm việc tại chụp ảnh cưới Ely Wedding. Mình là chuyên viên tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ cưới hỏi: thuê trang phục cưới hỏi, makeup cô dâu, chú rể…..tại Ely Wedding. Tất cả những nội dung được viết ra tại website ELY.COM.VN đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình.
Website: https://ely.com.vn
facebook
zalo